Bài số 59

Thơ bà Akazome Emon 赤染衛門

 

a) Nguyên văn:

やすらはで

寝なましものを

さ夜ふけて

かたぶくまでの

月を見しかな

b) Phiên âm:

Yasura wa de

Nenamashi mono wo

Sa yo fukete

Katabuku made no

Tsuki wo mishi kana

c) Diễn ý:

Nếu ngay từ đầu biết chàng làm gì đến,

Thì em đã đi ngủ một giấc cho xong.

Chắc sắp đến, chắc sắp đến... cứ như thế, em đợi đến hừng đông,

Lại còn nhìn theo vầng trăng lặn về hướng tây.

d) Dịch thơ:

Thà ngủ cho tròn giấc,
Nếu biết chàng không sang.
Lần lữa ngày rạng mất,
Em dõi ánh trăng tàn.

(ngũ ngôn) 

Thà ngủ nếu biết không sang,
Bồn chồn đến sáng, trăng tàn về tây.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Go-Shuui-shuu, thơ luyến ái phần 2, bài 680.

Tác Giả: Akazome Emon (Xích Nhiễm vệ Môn, 958? - ? ) là con gái của Akazome Tokimochi (Xích Nhiễm, Thì Dụng) và là vợ Ôe no Masahira (Đại Giang Khuông Hành). Bà từng giúp việc cho phu nhân Rinshi (Luân Tử) của đại quyền thần Michinaga rồi được gửi vào trong cung hầu hạ con gai của họ, Hoàng Hậu Shôshi (Chương Tử) tức Akiko, vợ Thiên Hoàng Ichijô. Có thuyết cho bà là tác giả phần chính biên của tập sử truyện Eiga Monogatari (Truyện kiếp vinh hoa) nói về cuộc đời của quyền thần Fujiwara no Michinaga. Cũng có thuyết khác nói bà là con đẻ của Taira no Kanemori (tác giả bài 40).

Bài thơ này còn thấy có trong một tập thơ nhan đề Uma Naishi-shuu (Mã Nội Thị Tập), nên không biết đích xác ai là tác giả.

Theo lời thuyết minh của Go-Shuui-shuu, có người đàn ông đã hẹn với một người chị em của tác giả nhưng rồi lại không đến. Sáng hôm sau, Akazome đã viết bài thơ này để ký thác tâm sự hộ người chị em ấy.

Người đàn ông trong cuộc hình như là Fujiwara no Michitaka (Đằng Nguyên, Đạo Long), sau đó đã kết hôn với Gidô Sanshi no Haha tức tác giả bài thơ số 54.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Bày tỏ lòng oán hận đối với người đàn ông đã hẹn mà không đến.

Đây là bài thơ tiêu biểu nói lên tâm trạng của những 待つ女matsu onna (người đàn bà đợi chờ) trong xã hội Nhật Bản thời trung cổ. Sau khi hy vọng, nàng dần dần mõi mòn rồi đau buồn thất vọng và cuối cùng oán hận.

Thơ phụ nữ làm mà nói đến tsuki (trăng) tức là muốn ám chỉ “gương mặt” của người đàn ông. Trăng nếu ở trên cao, lạnh lùng, hạ huyền, tàn lụi...là nói đến người tình khó với hoặc lòng đã phôi pha.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bất Như Tốc Tốc Thụy.
不 如 速 速 睡

 

Tảo tri quân bất lai,
早 知 君 不 来

Bất như tốc tốc thụy.
不 如 速 速 睡

Đải quân dạ tương lan[1],
待 君 夜 相 闌

Tâm tùy lạc nguyệt toái.
心 随 落 月 砕 


[1] Dạ tương lan: đêm hầu tàn.

Anh dịch:

I wait thy coming, love - repose

Veils not mine eyes – far in the night

I watch the moon till nigh the close.

Of her celestial path of light.

(Dickins)

Better to have slept

Care-free, than to keep vain watch

Through the passing night,

Till I saw the lonely moon.

Traverse her descending path.

(Mac Cauley)

Người đời thường xem tài Akazome ngang hàng Izumi Shikibu. Murasaki Shikibu khi bàn về bà có viết:

“Thơ của Akazome không hẳn xuất sắc nhưng có chiều sâu. Bà làm thơ không nhiều nhưng bài nào được đời biết tới đều đáng nể phục vô cùng”.

 





Bài số 59

Thơ bà Akazome Emon 赤染衛門

 

a) Nguyên văn:

やすらはで

寝なましものを

さ夜ふけて

かたぶくまでの

月を見しかな

b) Phiên âm:

Yasura wa de

Nenamashi mono wo

Sa yo fukete

Katabuku made no

Tsuki wo mishi kana

c) Diễn ý:

Nếu ngay từ đầu biết chàng làm gì đến,

Thì em đã đi ngủ một giấc cho xong.

Chắc sắp đến, chắc sắp đến... cứ như thế, em đợi đến hừng đông,

Lại còn nhìn theo vầng trăng lặn về hướng tây.

d) Dịch thơ:

Thà ngủ cho tròn giấc,
Nếu biết chàng không sang.
Lần lữa ngày rạng mất,
Em dõi ánh trăng tàn.

(ngũ ngôn) 

Thà ngủ nếu biết không sang,
Bồn chồn đến sáng, trăng tàn về tây.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Go-Shuui-shuu, thơ luyến ái phần 2, bài 680.

Tác Giả: Akazome Emon (Xích Nhiễm vệ Môn, 958? - ? ) là con gái của Akazome Tokimochi (Xích Nhiễm, Thì Dụng) và là vợ Ôe no Masahira (Đại Giang Khuông Hành). Bà từng giúp việc cho phu nhân Rinshi (Luân Tử) của đại quyền thần Michinaga rồi được gửi vào trong cung hầu hạ con gai của họ, Hoàng Hậu Shôshi (Chương Tử) tức Akiko, vợ Thiên Hoàng Ichijô. Có thuyết cho bà là tác giả phần chính biên của tập sử truyện Eiga Monogatari (Truyện kiếp vinh hoa) nói về cuộc đời của quyền thần Fujiwara no Michinaga. Cũng có thuyết khác nói bà là con đẻ của Taira no Kanemori (tác giả bài 40).

Bài thơ này còn thấy có trong một tập thơ nhan đề Uma Naishi-shuu (Mã Nội Thị Tập), nên không biết đích xác ai là tác giả.

Theo lời thuyết minh của Go-Shuui-shuu, có người đàn ông đã hẹn với một người chị em của tác giả nhưng rồi lại không đến. Sáng hôm sau, Akazome đã viết bài thơ này để ký thác tâm sự hộ người chị em ấy.

Người đàn ông trong cuộc hình như là Fujiwara no Michitaka (Đằng Nguyên, Đạo Long), sau đó đã kết hôn với Gidô Sanshi no Haha tức tác giả bài thơ số 54.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Bày tỏ lòng oán hận đối với người đàn ông đã hẹn mà không đến.

Đây là bài thơ tiêu biểu nói lên tâm trạng của những 待つ女matsu onna (người đàn bà đợi chờ) trong xã hội Nhật Bản thời trung cổ. Sau khi hy vọng, nàng dần dần mõi mòn rồi đau buồn thất vọng và cuối cùng oán hận.

Thơ phụ nữ làm mà nói đến tsuki (trăng) tức là muốn ám chỉ “gương mặt” của người đàn ông. Trăng nếu ở trên cao, lạnh lùng, hạ huyền, tàn lụi...là nói đến người tình khó với hoặc lòng đã phôi pha.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bất Như Tốc Tốc Thụy.
不 如 速 速 睡

 

Tảo tri quân bất lai,
早 知 君 不 来

Bất như tốc tốc thụy.
不 如 速 速 睡

Đải quân dạ tương lan[1],
待 君 夜 相 闌

Tâm tùy lạc nguyệt toái.
心 随 落 月 砕 


[1] Dạ tương lan: đêm hầu tàn.

Anh dịch:

I wait thy coming, love - repose

Veils not mine eyes – far in the night

I watch the moon till nigh the close.

Of her celestial path of light.

(Dickins)

Better to have slept

Care-free, than to keep vain watch

Through the passing night,

Till I saw the lonely moon.

Traverse her descending path.

(Mac Cauley)

Người đời thường xem tài Akazome ngang hàng Izumi Shikibu. Murasaki Shikibu khi bàn về bà có viết:

“Thơ của Akazome không hẳn xuất sắc nhưng có chiều sâu. Bà làm thơ không nhiều nhưng bài nào được đời biết tới đều đáng nể phục vô cùng”.